Dạng Boolean, so sánh và các biểu thức Boolean
Trước khi bạn có thể test các điều kiện trong một chương trình Python, bạn cần hiểu dạng dữ liệu Boolean, cái
được đặt tên cho nhà toán học người Anh thế kỉ 19 George Boole. Dạng dữ liệu Boolean chứa chỉ 2 giá trị dữ liệu
– true và false. Trong Python, hai Boolean literals được viết như là True và False.
Các biểu thức Boolean đơn giản chứa các giá trị Boolean True và False, các biến gắn với những giá trị đó, các
lời gọi hàm cái trả về các giá trị Boolean, hay so sánh. Điều kiện trong một phát biểu chọn thường lấy dạng một
so sánh. Ví dụ, bạn có thể so sánh giá trị A với giá trị B để xem cái nào lớn hơn. Kết quả của so sánh là một
giá trị Boolean. Nó hoặc là true hoặc là false rằng giá trị A lớn hơn giá trị B. Để viết các biểu thức cái thực
hiện so sánh, bạn phải quen thuộc với các toán tử so sánh của Python, cái được liệt kê trong bảng dưới.
Phiên làm việc sau thể hiện một vài so sánh ví dụ và các giá trị của chúng:
>>> 4 == 4
True
>>> 4 != 4
False
>>> 4 < 5
True
>>> 4 >= 3
True
>>> ‘A’ < ‘B’
True
Chú ý rằng == có nghĩa là bằng nhau, trong khi = có nghĩa là phép gán. Như bạn học trong học phần trước, khi
đánh giá các biểu thức trong Python, bạn cần nhận thức về tính ưu tiên – đó là, trật tự trong đó các toán tử
được áp dụng trong các biểu thức phức tạp. Các toán tử so sánh được áp dụng sau phép cộng nhưng trước phép
gán.