Seo on-page toàn tập

Tag <title>

Hầu hết bộ máy tìm kiếm sử dụng tag <title> trong thẻ <head> của trang như là siêu liên kết và tiêu
đề chính khi liệt kê trên trang kết quả tìm kiếm.
Tag <title> thông báo cho trình duyệt biết hiện đoạn text nào trên thanh tiêu đề của trình duyệt
và cũng rất quan trọng đối với bộ máy tìm kiếm. Con bọ tìm kiếm đọc title của trang và sử dụng
thông tin này để quyết định xem trang đó là về cái gì. Nếu tag <title> có từ khóa giữa chúng, bộ
máy tìm kiếm sẽ cho rằng có gì đó liên quan đến nội dung hay mục đích của trang web.
Cung cấp cho bộ máy tìm kiếm một manh mối vững chắc về nội dung site của bạn bằng cách sử dụng từ
khóa trong thẻ <title> như sau:
+ Đặt tag <title> ngay dưới tag <head>.
+ Đặt 40 đến 60 kí tự trong tag <title> bao gồm cả khoảng trắng.
+ Đặt từ khóa bạn muốn tập trung cho trang đó ở phần bắt đầu của tag <title>.
+ Nếu bạn muốn có thể lặp lại từ khóa ban đầu một lần nữa. Nếu là tiếng Anh, hạn chế từ hai chữ, và
các từ thông dụng như as, the và a vì bộ máy tìm kiếm sẽ bỏ qua chúng.
+ Title không nên quá dài, tốt nhất là từ 50 đến 55 kí tự và nếu dài hơn nên cắt câu, và đặt dấu …
Sử dụng character counter online để đếm số kí tự.
Ví dụ:

SEO Nâng Cao Và Phát Triển Web – Giải pháp Chung Cho Mọi Người

nên chuyển thành:

SEO Nâng Cao Và Phát Triển Web – Giải pháp Chung…

+ Dùng chữ hoa đằng trước mỗi từ.
+ Không nên dùng từ Welcome to

Meta tag description

Meta tag description trong thẻ <head> là tag HTML đặc biệt cái bạn có thể sử dụng để mang thông tin và
trình duyệt hay chương trình khác có thể đọc được. Các chủ web đưa meta tag này vào các trang của họ làm
nó dễ dàng hơn cho bộ tìm kiếm quyết định những trang này là về cái gì.
Bộ máy tìm kiếm sử dụng meta tag description theo hai cách:
+ Chúng đọc và chỉ mục hóa text trong tag và trong một vài trường hợp định hình tính phù hợp của
trang web đối với từ tìm kiếm. Tuy nhiên, Google tuyên bố không sử dụng tag này để xếp hạng.
+ Trong nhiều trường hợp, bộ máy tìm kiếm sử dụng nguyên văn text trong meta tag description trong
trang kết quả tìm kiếm. Đó là, nếu trang web của bạn được trả về trong trang kết quả tìm kiếm, bộ
máy tìm kiếm có thể lấy text từ tag này và đặt nó dưới title và người tìm kiếm có thể đọc mô tả
này.
Nếu tag description bỏ trống hoặc không có, bộ máy tìm kiếm sẽ lấy text từ phần đầu nội dung của
trang và hiển thị thay vào đó.
Meta tag description rất là quan trọng, nó phục vụ hai mục đích:
+ Nó là công cụ định hình trang
+ Nó là công cụ quảng cáo bán hàng vì được nhìn thấy bởi người dùng khi họ xem trang kết quả tìm
kiếm, và có thể khuyến khích người dùng click vào siêu liên kết
Đoạn text trong meta tag description được ghi lại trong khoảng 150 kí tự. Sau đây là ví dụ text từ
description tag của CNN.com:

Find the latest breaking news and information on the top stories, weather, business, entertainment,
policies and more. For in-depth coverage, CNN provides special reports, video, audio, photo
galerries and interactive guides

Và sau đây là nó xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm của Google:

Find the latest breaking news and information on the top stories, weather, business, entertainment,
policies and more. For in-depth coverage, CNN provides…

Vì vậy, bạn muốn thấy text nào được nhìn thấy, nó phải xuất hiện trong 150 kí tự. Bạn có thể mô tả
dài hơn và có nhiều từ khóa hơn trong đó, nhưng đừng làm nó quá dài tối đa 220 đến 230 kí tự, kể cả
khoảng trắng.
Đặt meta tag description ngay dưới tag <title>. Sau đây là ví dụ:

<meta name=”description” content=”Site chuyên về SEO và phát triển web. Site chuyên cung cấp dịch
vụ và khóa học về SEO và xây dựng web. Cung cấp các giải pháp web tiên tiến, hiệu quả,
tiết kiệm”>

Nên viết chữ hoa trước các từ cho dễ đọc
Lặp lại từ khóa một lần là tốt, nhưng không nên thái quá. Thái quá từ khóa trong tag description
có thể bị coi là spam. Dùng kĩ thuật này có thể khiến site bạn bị phạt hoặc bộ máy tìm kiếm có thẻ
bỏ qua nó khỏi chỉ mục.

Mật độ từ khóa

Mật độ từ khóa là gì?
Ví dụ, một trang có 400 từ. từ khóa seo nâng cao được nhắc lại 10 lần có nghĩa là 30 từ, tức là 7,5 %.
Mật độ từ khóa là quan trọng, nhưng bạn không nên thái quá. Nếu mật độ từ khóa lên đến 50% thì bộ máy
tìm kiếm sẽ cho rằng trang đó được tạo ra chỉ để lấy sự chú ý của bộ máy tìm kiếm cho từ khóa đó
và có thể quyết định bỏ qua nó. Mặt khác, mật độ từ khóa quá thấp, bạn có nguy cơ bị bộ máy tìm kiếm
coi trang khác là thích hợp hơn cho từ khóa tìm kiếm đó.

Alt text ảnh

Alt text là dòng text được hiển thị nếu trình duyệt không thể hiển thị được ảnh. Alt text cũng
xuất hiện trong popup box khi bạn di chuyển và giữ chuột vào vị trí của ảnh. Bạn có thể đặt từ khóa
vào alt text như sau:

<img src=”seonangcao.jpg” alt=”Seo nâng cao”>

Sử dụng heading tags H1, H2, H3

Dòng đầu tiên của bài viết của bạn, hay còn gọi là heading nên sử dụng H1 tag. Heading tag sẽ thay
đổi kích cỡ font của bạn, chỉ cho Google thấy thứ quan trọng trên trang. bạn chỉ cần một H1 tag
và cũng bao gồm từ khóa chính của bạn.
Đối với H2, H3, H4 tags bạn nên đi theo quy tắc sau:
+ H2 nên là subheading của H1
+ H3 nên là subheading của H2
+ H4 nên là subheading của H3

Nội dung

Nội dung là vua (Content is King). Công việc của Google là thể hiện cho người dùng thấy kết quả tốt
nhất. Và trong hầu hết các trường hợp, kết quả tốt nhất không phải là đoạn nội dung nhét đầy từ khóa
. Thay vào đó, các trang tốt nhất đề cập đến một chủ đề thực sự sâu. Với nội dung sâu rộng (indepth
-content), một người tìm kiếm trên Google nhận mọi thứ họ cần từ một nơi (one stop shopping)
Trên thực tế, nghiên cứu về các nhân tố xếp hạng của các chuyên gia phát hiện ra rằng nội dung sâu
rộng có xu hướng xếp hạng tốt hơn trên Google.
Hãy xuất bản nội dung với ít nhất 2000 từ. Theo cách đó, bạn có thể bao quát mọi thứ một người tìm
kiếm trên Google cần biết về chủ đề đó.
Nghiên cứu xếp hạng của các chuyên gia phát hiện ra rằng nội dung dài hơn (như ultimate guide hay
long-form blog post) vượt xếp hạng các bài viết ngắn trên Google.
Tuy nhiên, nội dung ngắn không phải là yếu điểm. Có những trang có nội dung ngắn vẫn xếp hạng, như
trang bán vé chẳng hạn, nếu biết đặt từ khóa đúng và có trang khác link tới chúng.

Chia sẻ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *