Một số nhân tố xếp hạng Google

HTTPS

Google đang khuyến khích các chủ site quá độ từ HTTP sang HTTPs, coi đây là tiêu chuẩn chung.
HTTPs có nghĩa là Hypertext Transder Protocol Over SSL hay Hypertext Transder Protocol Secure.
Khi một trình duyệt web sử dụng HTTPs để trao dổi thông tin với máy chủ web, thông tin liên
lạc sẽ được mã hóa. HTTPs được sử dụng bởi các trang thương mại điện tử khi bạn gửi thông tin
thẻ tín dụng để mua hàng, bạn có thể thấy https:// trong URL trên thanh địa chỉ của trình duyệt
và biểu tượng cái khóa nhỏ chỉ người dùng HTTPs.
Năm 2014, Google bắt đầu khởi động chương trình HTTPs every where. Vì tính an toàn, Google quyết
định liệu một trang web có chuyển qua HTTPs hay không như là một nhân tố xếp hạng. Các site HTTPs
bắt đầu loại thứ hạng các site HTTP. Google thậm chí còn cảnh báo người dùng trên Chrome về các
phần tử không an toàn trên các website.
Tuy nhiên, vì đây dần trở thành tiêu chuẩn chung, đến giờ HTTPs có trọng lượng rất ít. Google
nói “Chúng tôi bắt đầu sử dụng HTTPs như là một tín hiệu xếp hạng. Đến giờ, nó vẫn là tín hiệu có
ảnh hưởng rất nhẹ – ảnh hưởng ít hơn 1 % truy vấn toàn cầu. Và có ảnh hưởng nhẹ hơn các tín hiệu
khác như nội dung có chất lượng – trong khi chúng tôi đưa cho chủ site thời gian để chuyển sang HTTPs.
Nhưng theo thời gian, chúng tôi có thể quyết định làm nó có ảnh hưởng mạnh hơn, vì chúng tôi
muốn khuyến khích các chủ site chuyển đổi từ HTTP sang HTTPs để làm mọi người an toàn hơn trên
web.

Sẵn sàng với thiết bị di động

Vào năm 2015, Google giới thiệu một khái niệm quan trọng để các chủ web quan tâm đến – sẵn
sàng với thiết bị di động. Hiện nay, một lượng lớn lưu lượng mạng đến từ thiết bị di động
Có ba cách chủ yếu để xây dựng website thân thiện với thiết bị di động (mobie – friendly)
+ Responsive design: Cái này dùng HTML tinh vi để tự động thay đổi bố cục các trang web của
site để phù hợp với thết bị cụ thể.
+ Dịch vụ động (dynamic serving): Với phương pháp này, bạn sử dụng hai phiên bản của site. Một
cho thiết bị di động, một cho thiết bị lớn hơn. Máy chủ web sẽ quyết định version nào được
gửi đi khi một trang web được yêu cầu.
+ URL riêng rẽ cho các thiết bị yêu cầu.
Tool của Google đẻ test cho bạn biết một trang web có thân thiện với thiết bị di dộng hay không nằm
tại:
https://www.google.com/webmasters/tools/mobile-friendly

Tốc độ site

Site của bạn load nhanh như thế nào là một nhân tố lớn trong liệu người dùng có đọc nội dung
của bạn hay không. Nếu site của bạn mất hơn 10 s để load bạn nên xem xét các cách thức giảm
độ nặng của trang hay bạn gặp nguy cơ mất khách ghé thăm.
Ngày nay, Google ước tính rằng có một nửa các truy vấn trong bộ máy tìm kiếm đến từ thiết bị
di động. Với phủ sóng internet ở một vài vùng còn yếu rất có ý nghĩa để làm site ban load nhanh
hơn và thân thiện với mobile
Ta có thể làm giảm các ảnh load nặng (cấc nhà phát triển web hay chuyên gia SEO có thể giúp bạn
tối ưu hóa ảnh hiện tại của bạn), bỏ các đoạn scripts mất thời gian dể load (e.g java) hay chuyển
tới máy chủ dành riêng.
Là một thực hành tốt để test website của bạn từ một trình duyệt khác hay từ một máy tính khác.
Đây là vì trình duyệt của bạn sử dụng bộ nhớ đệm (cache) để làm site của bạn load nhanh hơn,
làm phản ánh tốc độ site của bạn bị sai lệch.
Website của bạn càng load nhanh, trải nghệm của người dùng càng tốt hơn. Bộ máy tìm kiếm thích
các website cung cấp trải nghiệm người dùng tốt và sẽ thưởng cho chúng thăng tiến xếp hạng.
Một site load càng nhanh cũng làm nó dễ hơn cho bộ máy tìm kiếm crawl site của bạn.
Google có một công cụ cái thể hiện cho bạn site của bạn mất bao lâu dể load và các bước bạn
có thể làm để giúp tăng nhanh thời gian load:
http://developers.google.com/speed/pagespeed/insights
Công cụ này có thể sử dụng trên cả trang nội bộ cũng như trang chủ.
Nếu site của bạn chạy trên wordpress, có các plugin có thể giúp bạn đẩy nhanh tốc độ website
của bạn như WP super cache hay WP total cache
Trong WordPress, bạn có thể bị dụ dỗ cài đặt mọi plugin tiện ích cái bạn tìm thấy cho một sử
dụng nào đó. Nhớ là mỗi plugin có chỗ để chân của nó. Bạn càng có nhiều plugin site của bạn càng nặng
.Mỗi plugin cung cấp chức năng của nó và một trình duyệt sẽ không hiển thi một site cho người
dùng cuối trừ phi tất cả chức năng trên trang đã load xong.
Bạn thường sử dụng đa phương tiện (ảnh và video) đẻ giúp đột phá nội dung và khiến người dùng
cam kết với site của bạn. Để tăng tốc độ load, tối ưu hóa kích cỡ file ảnh của bạn hay sử dụng
host bên ngoài cho các video như Youtube hay Vimeo.

Nhân tố xếp hạng E-A-T (expertise, authoritativeness and trustworthiness)

E-A-T đóng vai trò nhiều năm, nhưng những năm gần đây chúng có sự nhấn mạnh
Sau đây là những cách tăng E-A-T site của bạn
Trước tiên, hãy là một chuyên gia. Nếu bạn thuê một freelancer tùy ý viết nội dung của bạn,
bạn có thể gặp rắc rối. Đó là vì, Google luôn muốn feature nội dung được viết bởi các chuyên
gia trên trang kết quả tìm kiếm.
Hướng dẫn xếp hạng của Google nói rằng:
“Chúng tôi hi vọng hầu hết các website có một vài thông tin về ai (cá nhân, công ty, doanh nghiệp
hay cơ sở) chịu trách nhiệm cho website và ai tạo nội dung cũng như thông tin liên hệ. Cái này
có nghĩa là:
+ Bạn nên làm kĩ About page
+ Contact page dễ tìm
+ Tham khảo và link ra bên ngoài tới các nguồn
+ Có Privacy policy (chính sách riêng tư) và terms of service (điều khoản dịch vụ)

Chia sẻ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *