Lập trình Python: các toán tử quan hệ

Các toán tử quan hệ

Liệu 5 có lớn hơn 2? Liệu 4 có nhỏ hơn 1? Chúng ta có thể thực hiện phép so sánh như vậy sử dụng
toán tử quan hệ của Python. Chúng sinh ra True hay False và vì vậy được sử dụng để viết các biểu thức
Boolean.
Toán tử > lấy hai toán hạng và trả về True nếu cái đầu tiên lớn hơn cái thứ hai, và ngược lại là
False:

>>> 5 > 2
True
>>> 9 > 10
False

Tương tự, chúng ta có toán tử < cho nhỏ hơn:

>>> 4 < 1
False
>>> -2 < 0
True

Có >= cho lớn hơn hoặc bằng, và <= cho nhỏ hơn hoặc bằng:

>>> 4 >= 2
True
>>> 4 >= 4
True
>>> 4 >= 5
False
>>> 8 <= 6
False

Để quyết định sự bằng, chúng ta sử dụng toán tử ==. Đó là kí hiệu hai dấu bằng, không phải một. Nhớ rằng
kí hiệu một dấu bằng (=) được sử dụng trong một phát biểu gán, nó không liên quan gì đến kiểm tra sự bằng.

>>> 5 == 5
True
>>> 15 == 10
False

Cho sự không bằng, chúng ta sử dụng toán tử !=. Nó trả về True nếu các toán hạng không bằng nhau và False
nếu chúng là bằng nhau:

>>> 5 != 5
False
>>> 15 != 10
True

Các chương trình thực sẽ không đánh giá các biểu thức các giá trị của chúng chúng ta đã biết.
Chúng ta không cần Python phải thông báo cho chúng ta rằng 15 không bằng 10. Điển hình hơn, chúng ta sẽ sử
dụng các biến trong loại biểu thức này. Ví dụ, number!=10 là một biểu thức giá trị của nó phụ thuộc vào
number tham chiếu đến cái gì.
Các toán tử quan hệ cũng làm việc trên chuỗi kí tự. Khi kiểm ra sự bằng nhau, trường hợp này có nghĩa:

>>> ‘hello’ == ‘hello’
True
>>> ‘Hello’ == ‘hello’
False

Một chuỗi kí tự nhỏ hơn cái khác nếu nó đi trước trong trật tự anphabe:

>>> ‘brave’ < ‘cave’
True
>>> ‘cave’ < ‘cavern’
True
>>> ‘orange’ < ‘apple’
False

Nhưng các thứ có thể đáng ngạc nhiên khi cả chữ hoa chữ thường cũng liên quan:

>>> ‘apple’ < ‘Banana’
False

Weird, right? Nó liên quan đến cách thức các kí tự được lưu giữ bên trong một máy tính. Nhìn
chung, các kí tự hoa đi trước về anphabe so với kí tự thường. Và xem cái này:

>>> ’10’ < ‘4’
True

Nếu có các số, những cái này là các số thì kết quả sẽ là False. Nhưng các chuỗi kí tư được so
sánh từng kí tự từ trái qua phải. Python so sánh ‘1’ với ‘4’ và vì ‘1’ là nhỏ hơn, toán tử <
trả về True. Đảm bảo rằng các giá trị của bạn có các dạng bạn nghĩ chúng có!
Một toán tử quan hệ cái sẽ làm việc trên chuỗi kí tự nhưng không phải các con số là in. Nó trả về
True nếu chuỗi kí tự đầu xuất hiện ít nhất mọt lần trong chuỗi thứ hai, và ngược lại là False:

>> ‘ppl’ in ‘apple’
True
>>> ‘ale’ in ‘apple’
False

Check cái sau:

a = 3
b = (a != 3)
print(b)
False

 

Biểu thức a != 3 đánh giá thành False, thì b sẽ được tạo tham chiếu đến giá trị False này.

Chia sẻ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *