Kiến thức cơ bản về khoa học máy tính (phần 7)

Một chương trình làm việc như thế nào?

Như ta đã nói ở trước, CPU là thành phần quan trọng nhất vì nó là thành phần của máy tính
để chạy chương trình. Nhưng CPU không tự làm việc, nó làm những gì mà chương trình ra lệnh.
Một chương trình không khác gì là một tập hợp các lệnh để CPU thực hiện các hoạt động.
Mỗi chỉ thị trong chương trình là một lệnh ra lệnh cho CPU thực hiện một nhiệm vụ cụ thể.
CPU chỉ hiểu được chỉ thị viết bằng ngôn ngữ máy (machine language) và ngôn ngữ máy áp
dụng hệ thống số nhị phân là một chuỗi 0s và 1s. Ví dụ về một chỉ thị 10110000.
Chương trình thường được lưu giữ ở thiết bị lưu trữ thứ hai như ổ cứng. Khi bạn
cài đặt một chương trình trên máy tính của bạn, chương trình được copy từ CD – ROM hoặc
download từ các website vào ổ cứng.
Mặc dù, chương trình được giữ ở thiết bị lưu trữ thứ hai như ổ cứng, nó cần phải được copy
vào bộ nhớ chính, hay RAM, mỗi khi CPU thực thi nó. Ví dụ, bạn có một chương trình xử lí văn
bản trên ổ cứng máy tính của bạn.Để thực thi chương trình bạn phải double-click vào biểu
tượng chương trình. Điều này sẽ copy chương trình từ ổ cứng vào bộ nhớ chính. Sau đó CPU
của máy tính sẽ thực thi bản copy của chương trình trong bộ nhớ chính. Khi CPU thực thi các
lệnh trong chương trình, nó tham gia vào một quá trình gọi là fetch – decode – execute.
1. Fetch: Một chương trình là một chuỗi các chỉ thị ngôn ngữ máy. Bước đâu tiên của chu kì
là fetch, hay đọc chỉ thị tiếp theo từ bộ nhớ vào CPU.
2. Decode: Một chỉ thị bằng ngôn ngữ máy là một số nhị phân biểu thị lệnh và lệnh cho CPU thực
hiện một hoạt động. Trong bước này,CPU sẽ giải mã chỉ thị vừa được đọc từ bộ nhớ, để quyết định
thực hiện hoạt động nào.
3. Execute: Bước cuối cùng của chu kì là thực thi hay thực hiện một hoạt động

Chia sẻ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *