Kiến thức cơ bản về khoa học máy tính (phần 2)

CPU

Khi máy tính thực hiện một nhiệm vụ mà chương trình ra lệnh cho chúng làm, chúng ta nói máy tính chạy
hay thực thi một chương trình. Bộ vi xử lí trung tâm (CPU) là bộ phận của máy tính thực sự được sử dụng
để chạy một chương trình. CPU là bộ phận quan trọng nhất của máy tính vì nếu không có nó, máy tính không
thể chạy được phần mềm.
Ngày nay, CPU là những chip nhỏ gọi là bộ vi xử lí.

Bộ nhớ chính (main memory)

Bạn có thể nghĩ bộ nhớ là vùng làm việc của máy tính. Đây là nơi máy tính chứa một chương trình khi chương
trình đang chạy cũng như chứa dữ liệu mà chương trình làm việc với chúng.
Ví dụ, chương trình xử lí văn bản viết một bài tiểu luận, cả chương trình xử lí văn bản và bài tiểu luận được
chứa trong bộ nhớ chính.
Bộ nhớ chính phổ biến được biết đến như là bộ nhớ truy cập bất kì (random access memory – RAM). Nó được gọi
như thế vì CPU có thể nhanh chóng truy cập dữ liệu ở vị trí bất kì trong RAM. RAM là bộ nhớ
tạm thời khi chương trình đang chạy. Khi tắt máy tính, nội dung trong RAM bị xoá.

Thiết bị lưu trữ thứ hai

Thiết bị lưu trữ thứ hai là một dạng bộ nhớ có thể lưu giữ dữ liệu trong một thời gian dài, ngay cả khi tắt
máy tính. Các chương trình được lưu giữ ở thiết bị lưu trữ thứ hai và được load vào bộ nhớ chính khi cần.
Các dữ liệu như tài liệu văn bản…vv.. cũng được lưu giữ lại ở thiết bị lưu trữ thứ hai.
Dạng phổ biến nhất của thiết bị lưu trữ thứ hai là ổ cứng.

Chia sẻ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *