Các thuật ngữ trong Affiliate Marketing (phần 1)

Bây giờ chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số thuật ngữ thường được dùng trong
hoạt động Affiliate marketing. Các thuật ngữ thường là tiếng Anh, tuy nhiên tôi sẽ giải
thích rất cụ thể bằng tiếng Việt.
Affiliaters: Còn được gọi là publishers (tôi và bạn) những người tham gia
vào hoạt động affiliate marketing.
Advertisers: Đôi khi còn được gọi là vendors hay merchants, là những
người sở hữu sản phẩm/dịch vụ. Họ muốn quảng bá sản phẩm/dịch vụ
theo hình thức affiliate marketing để gia tăng doanh số bán hàng.
Affiliate Network: Hay còn được gọi là affiliate marketplace, đây là những
công ty đóng vai trò trung gian kết nối publishers và advertisers. Khi tham
gia vào một affiliate network bạn sẽ tìm được nhiều nhà cung cấp và các
sản phẩm của họ. Có rất nhiều affiliate network (như ClickBank, C.J.com,
ShareAsale hay AccessTrade và MasOffer tại Việt Nam…).
Private Affiliate Program: Đây là chương trình affiliate marketing do chính
các công ty thực hiện, họ có bộ phận làm việc riêng với các Publishers.
Các Private Affiliate Program thường sử dụng phần mềm thống kê của riêng họ, tuy nhiên để minh
bạch rất nhiều công ty sử dụng phần mềm quản lý hệ thống tiếp thị liên kết của bên thứ 3.
Affiliate Software: Phần mềm được sử dụng để quản lý chương trình affiliate marketing
. Ví dụ, Lazada sử dụng hệ thống của HasOffer hoặc A Small Orange sử dụng hệ thống phần mềm của
Impact Radius…

Affiliate link: Một link liên kết duy nhất dành cho mỗi publishers, để theo
dõi số lượng click vào link liên kết & thống kê số lượng đơn hàng được
bán ra.
Affiliate ID: Tương tự như affiliate link, tuy nhiên khác biệt ở chỗ đó là
bạn sẽ có một ID riêng (thường là dãy số hoặc ký tự). Với ID này bạn có
thể tạo ra bất cứ affiliate link nào chỉ bằng cách gắn mã ID này vào cuối
đường link của sản phẩm
Payment Mode: Phương pháp và chế độ thanh toán, mỗi một chương
trình affiliate marketing sẽ có những phương pháp, chính sách thanh toán
hoa hồng khác nhau như thông qua check (séc), PayPal, Payoneer, Wire transfer,…
+ PayPal: Đây là một công cụ phổ biến nhất để nhận tiền hoa hồng
khi tham gia tiếp thị liên kết với các công ty nước ngoài. Các công ty
sẽ chuyển tiền hoa hồng cho bạn vào tài khoản PayPal, sau đó bạn
có thể rút tiền từ PayPal về tài khoản ngân hàng Việt Nam.
+ Payoneer: Một giải pháp cũng rất phổ biến hiện nay, khi đăng ký
một tài khoản Payoneer bạn sẽ được cấp một thẻ MasterCard kèm
theo. Khi các công ty chuyển tiền vào tài khoản Payoneer bạn có thể
rút tiền về tài khoản ngân hàng Việt Nam hoặc sử dụng thẻ
MasterCard để rút tiền tại các cây ATM.
+ Wire transfer: Một số công ty (đặc biệt tại Việt Nam) thường sử
dụng phương pháp chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản. Với phương
pháp này bạn sẽ không mất thêm các chỉ phí. (PayPal hay Payoneer
bạn sẽ mất một khoản phí mỗi khi chuyển tiền hoặc phí thường
niên).
+ Check (séc): Một số mạng lưới tiếp thị liên kết như CJ.com,
Amazon hay ClickBank… vẫn áp dụng phương pháp chuyển tiền
bằng séc cùng với những phương pháp bên trên. Tuy nhiên với
cách nhận thông qua séc sẽ rất chậm, vì bạn cần đợi tờ séc gửi về
nhà bạn sau đó mang ra ngân hang đổi thành tiền. (Thời gian nhận
được séc từ nước ngoài về Việ Nam khoảng 1 tháng).
Affiliate Manager: Đây là người quản lý chương trình affiliate marketing của
một công ty hay một nhóm sản phẩm. Họ là người chịu trách nhiệm cung
cấp thông tin sản phẩm, trả lời giải đáp, thanh toán và đôi khi họ là người
cung cấp cho bạn một coupon đặc biệt hoặc một mức commission cao
Commission/Amount: Hoa hồng/Số tiền, khi tham gia vào hoạt động tiếp
thị liên kết hoa hồng thường được trả theo tỷ lệ phần trăm hoặc số tiền cụ
thể trên một đơn hàng bạn giới thiệu thành công thông qua link liên kết
của bạn. Ví dụ chương trình affiliate marketing của dịch vụ email marketing
GetResponse sẽ trả cho bạn 33% trên số tiền mà khách hàng thanh toán.
Hoặc StableHost sẽ trả cho bạn $25 trên một đơn hàng thành công.
Coupon: Đây là mã giảm giá, rất nhiều chương trình tiếp thị liên kết
thường đưa ra các mã giảm giá trong một khoảng thời gian nhất định
nhằm gia tăng doanh số bán hàng.
Custom coupon: Đây là mã giảm giá độc quyền hay mã giảm giá đặc
biệt. Một số chương trình tiếp thị liên kết cho phép bạn tự tạo ra các mã
giảm giá này. Hoặc bạn có thể liên hệ với Affiliate Manager để họ cấp cho
bạn một Custom coupon (ví dụ mã GIAIPHAPWEBTL trong chương trình tiếp
thị liên kết của StableHost hoặc A Small Orange), đây là cách giúp bạn xây
dựng thương hiệu của chính mình.
Landing page: Gọi là trang đích, đôi khi còn gọi là sale page hay money
page. Đây trang giới thiệu sản phẩm, trên một website/blog thường có từ
một đến vài trang như vậy. Mọi lưu lượng truy cập thường được điều
hướng về landing page nhằm gia tăng doanh thu.
Link Cloaking: Các affiliate link nhìn rất xấu và không thân thiện. Do đó
link cloaking là một hình thức rút gọn, làm đẹp link để người dùng cảm
thấy tin tưởng, thân thiện hơn, tăng tỷ lệ click. Ở phần sau tôi sẽ hướng
dẫn bạn sử dụng công cụ để tạo ra các link cloaking.
Cookie: Là một tệp tin tự động được sinh ra để lưu thông tin duyệt web
mỗi khi khách hàng click và affiliate link. Thời gian lưu cookie sẽ tuỳ thuộc
vào chính sách của mỗi chương trinh tiếp thị liên kết. Ví dụ nếu chính sách
lưu cookie là 60 ngày thì hôm nay khách hàng click vào affiliate link nhưng
họ không mua hàng ngay. Tuy nhiên trong khoảng thời gian 60 ngày tiếp
theo nếu họ dùng đúng máy tính đó, trình duyệt đó để mua hàng thì hoa
hồng vẫn được tính cho bạn.
Last click: Là hình thức ghi nhận đơn hàng thuộc về nguồn click cuối cùng. Tức là
cả tôi và bạn đều đang tham gia tiếp thị cho một sản phẩm A. Hôm nay khách hàng click
vào affiliate link của tôi nhưng họ chưa mua hàng, hôm sau họ click vào affiliate link
của bạn và họ thực hiện hành động mua hàng. Hoa hồng sẽ được tính cho bạn, đây chính là cơ chế ghi
đè cookie. Hiện nay gần như tất cả các chương trình tiếp thị liên kết đều
áp dụng cơ chế last click nhằm đảm bảo công bằng cho các publishers.
EPC: Viết tắt của cụm từ Earning per Click, chỉ số EPC được tính là số
Commission (hoa hồng) chia cho số lần click vào affiliate link.
Chỉ số EPC cho bạn thấy mức độ bán được mặt hàng đó, nếu chỉ số EPC
cao nghĩa là Commission thu được là cao bởi nhà quảng cáo đó có sản
phẩm tốt, chất lượng. Nếu nhà quảng cáo đó có sản phẩm không được
khách ưa chuộng thì dù có hàng ngàn click vào link affiliate mà không có 1
sale thành công nào thì chỉ số EPC lúc này bằng 0.
CPA: Viết tắt của cụm từ Cost Per Action, nghĩa là chỉ phí được tính dựa
trên một lần thực hiện hành động. Hoa đồng sẽ được trả khi khách hàng
click và affiliate link của bạn và thực hiện một hành động cụ thể nào đó.
CPS: Viết tắt của cụm từ Cost per Sale, bạn sẽ nhận được một số
tiền hoa hồng một khi người dùng thực hiện hành vi mua hàng thông
qua affiliate link của bạn. Đây chính là hình thức phổ biến nhất của
hoạt động tiếp thị liên kết.
CPL: Viết tắt của cụm từ Cost per Lead, hoa hồng sẽ được tính khi
khách hàng điền thông tin cá nhân hoặc dùng thử sản phẩm qua
affiliate link của bạn. Các thông tin khách hàng điền thường là email,
tên, địa chỉ, số điện thoại,.. Ví dụ khi tham gia vào CJ.com, bạn
quảng bá dịch vụ email marketing GetResponse, khách hàng chỉ
cần đăng ký thông tin để dùng thử bạn cũng sẽ nhận được $5. Khi
hết thời hạn dùng thử (30 ngày) nếu khách hàng tiếp tục thanh toán
thì bạn sẽ nhận được 33% hoa hồng.
CPI: Viết tắt của cụm từ Cost per Install, bạn nhận được hoa hồng
khi khách hàng thực hiện cài đặt ứng dụng của nhà quảng cáo
thông qua affiliate link của bạn.
CR: Viết tắt của cụm từ Conversion Rate, tức là tỷ lệ chuyển đổi được tính
theo đơn vị %. Ví dụ có 100 khách hàng nhấp vào affiliate link của bạn và
có 15 người hoàn thành hành động như mua hàng chẳng hạn, lúc này tỷ
lệ chuyển đổi của bạn là 15%. Bằng cách nhìn vào chỉ số CH bạn có thể
đánh giá được hiệu quả công việc khi tham gia kiếm tiền với tiếp thị liên kết.
Network earnings: Đánh giá điểm tổng thu nhập của network từ offer
Cost per click – CPC
Đây là một thuật ngữ mà bạn sẽ rất hay gặp khi chạy paid traffic hay làm affiliate marketing – Chi phí trên một lượt click.
Công thức tính: Ngân sách quảng cáo/số lượt click
Ví dụ, bạn chạy quảng cáo hết 1 triệu và thu được về 250 click. Vậy giá CPC của bạn là 4000 đồng.
Ngược lại với CTR và CR (chỉ số càng cao càng tốt), với CPC, bạn phải tối ưu để giá CPC càng thấp càng tốt, khi đó biên độ
lợi nhuận của bạn thu về sẽ cao hơn.
CPC cũng không có một mức quy chuẩn cố định nào, vì nó tùy thuộc vào sản phẩm dịch vụ mà bạn đang quảng cáo. Không thể so sánh CPC của quảng cáo bất động sản với CPC của quảng cáo áo thun được.
Cost per mille – CPM
Là chi phí các bạn phải bỏ ra cho 1000 lượt hiển thị. Đây là thuật ngữ các bạn sẽ gặp nhiều khi chạy quảng cáo Facebook.
Ví dụ, quảng cáo của bạn hiển thị 1000 lần với giá 50.000đ, thì CPM của bạn là 50.000đ.
Ngoài ra, còn 1 chỉ số liên quan tới CPM là uCPM – Unique CPM. Hiểu đơn giản là chi phí hiển thị 1000 lần với 1000 người
khác nhau. (CPM là hiển thị 1000 lần nhưng có thể hiển thị nhiều lần với 1 người). Chi phí uCPM sẽ đắt hơn CPM.

Click-through rate (CTR)
CTR là một chỉ số cực kì quan trọng mà bạn phải nắm khi làm affiliate marketing, hay chạy quảng cáo facebook,

chạy quảng cáo ở bất kì nền tảng nào khác…
CTR – hay còn gọi là tỷ lệ nhấp chuột, thể hiện tần suất những người thấy quảng cáo của bạn, kết thúc bằng cách

nhấp vào quảng cáo đó. Tỷ lệ nhấp (CTR) có thể được sử dụng để đánh giá hiệu suất của từ khóa và quảng cáo của bạn. (Theo Wikipedia)
Công thức tính CTR: số click/số lần hiển thị x 100%
Ví dụ, quảng cáo của bạn hiển thị 1000 lần và có 100 click vào đó, thì CTR của bạn sẽ là 10%.
Chỉ số CTR sẽ nói lên rằng, mẫu quảng cáo của bạn có thực sự thu hút với khách hàng hay không. CTR cao có nghĩa quảng

cáo hay thu hút khách hàng, giá trên mỗi click vào quảng cáo sẽ thấp và ngược lại.
ROI – Return on Investment
ROI, hay còn gọi là tỷ suất hoàn vốn, không chỉ được sử dụng trong affiliate marketing mà còn được sử dụng ở rất nhiều
lĩnh vực kinh doanh khác.
Công thức tính ROI: (doanh thu – chi phí) / chi phí x 100%
Ví dụ, mình chạy chiến dịch A với tổng ngân sách trong tháng là 100 triệu và thu về tổng doanh thu là
150 triệu. Vậy ROI của chiến dịch A trong tháng đó sẽ là: (150 – 100) / 100 x 100% = 50%.
Với ROI là số dương, chiến dịch của bạn đang có lãi, ROI là số âm nghĩa là bạn
đang lỗ, ROI = 0 là hòa vốn.

Chia sẻ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *