Tầng 3: tầng mạng (tiếp tục)
Làm cách nào router biết được gửi gói dữ liệu đi đâu. Router giữ một routing table (bảng định
tuyến) trong bộ nhớ. Routing table giữ các thông tin sau đây:
+ Mỗi mạng mà nó biết
+ Giao diện router qua đó mỗi mạng có thể đến
+ Hệ thống độ dài liên quan đến con đường đi của gói dữ liệu
Router giữ một routing table cho mỗi giao thức, vì mỗi giao thức có cách đánh địa chỉ riêng. Nếu
bạn chạy IPv4, IPv6 và apple talk trên cùng một router, router đó sẽ giữ một routing table cho IPv4,
một routing table cho IPv6, một routing table cho apple talk.
Có hai dạng giao thức hoạt động ở tầng mạng: giao thức được định tuyến (routed protocols) và giao
thức định tuyến (routing protocols).
+ Routed protocols được sử dụng để định tuyến gói dữ liệu. Ví dụ, IPv4 là một routed protocol, tương
tự là IPv6, apple talk, IPX và SNA.
+ Routing protocols được sử dụng để gửi gói dữ liệu cập nhật định tuyến (route update packets). Gói dữ
liệu cập nhật định tuyến mang thông tin về các mạng mới và router mới. Các router gửi route update packets
bất cứ khi nào một mạng mới được tạo ra hay một định tuyến mới có thể sử dụng. Một vài routing protocols
phổ biến là routing information protocol (RIP), RIPv2, enhanced interior gateway routing protocol (EIGRP)
và open shortest path first (OSPF). Các routing protocols khác nhau sử dụng hệ thống đo độ dài khác nhau
để quyết định xem con đường định tuyến nào tốt hơn những cái khác. Để đơn giản hóa, ví dụ, đưa ra một
hệ thống đo độ dài trong routing table là số lượng hop counts. Số lượng hop counts
là số lượng các mạng mà gói dữ liệu phải đi qua trước khi đi đến mạng đích. Trong trường hợp để đi đến mạng
67 từ mạng 65, gói dữ liệu cần đi qua mạng 51, như vậy là một hop.