Lập trình Python: phát biểu if

Phát biểu if

Chúng ta bây giờ sẽ khám phá một vài biến thể của phát biểu if của Python.

If bằng bản thân nó

Giả sử chúng ta có các scores (điểm) cuối cùng của chúng ta trong hai biến, apple_total và banana_total,
và chúng ta muốn cho ra A nếu appple_total lớn hơn banana_total. Sau đây là làm cách nào chúng ta có thể
làm cái đó:

>>> apple_total = 20
>>> banana_total = 6
>>> if apple_total > banana_total:
… print(‘A’)

A

Python cho ra A như chúng ta mong đợi.
Một phát biểu if bắt đầu với từ khóa if. Một từ khóa là một từ cái có nghĩa đặc biệt đối với Python
và không thể được sử dụng như tên biến. Từ khóa if được theo sau bởi một biểu thức Boolean, được
theo sau bởi dấu hai chấm :, được theo sau bởi một hay nhiều hơn các phát biểu thụt dòng. Các
phát biểu thụt dòng thường được đề cập đến như là khối (block) của phát biểu if. Block thực thi
nếu biểu thức Boolean là True và nhảy qua nếu biểu thức Boolean là False.
Nhận thấy rằng prompt thay đổi từ >>> thành … . Đó là một lời nhắc rằng chúng ta đang ở bên
trong khối của phát biểu if và phải thụt dòng code. Tôi đã chọn thụt dòng bằng 4 khoảng trắng,
vì vậy để thụt dòng code ấn spacebar bốn lần. Một vài lập trình viên Python ấn Tab key để thụt
dòng, nhưng chúng tôi đặc biệt dùng spaces trong học phần này.
Một khi bạn gõ print(‘A’) và nhấn enter, bạn sẽ thấy promt … khác. Vì chúng ta không có bất
cứ thứ gì khác để đặt vào phát biểu if này, nhấn enter lần nữa để bỏ prompt này và trở về prompt
>>>. Ấn enter thêm này là một điều không rõ của Python shell, các dòng trắng như vậy không được
yêu cầu khi chúng ta viết một chương trình Python trong một file.
Hãy xem một ví dụ về đặt hai phát biểu trong khối của một phát biểu if:

>>> apple_total = 20
>>> banana_total = 6
>>> if apple_total > banana_total:
… print(‘A’)
… print(‘Apples win!’)

A
Apples win!

Cả hai lời gọi print thực thi, xuất ra hai dòng đầu ra.
Hãy thử phát biểu if khác, cái này với một biểu thức Boolean cái là False:

>>> apple_total = 6
>>> banana_total = 20
>>> if apple_total > banana_total:
… print(‘A’)

Hàm print không được gọi lần này: apple_total > banana_total là False, nên khối của phát biểu
if bị bỏ qua.

Chia sẻ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *