2. Lên kế hoạch logic
Trung tâm của quá trình lập trình nằm ở lên kế hoạch logic của chương trình. Suốt pha này của quá
trình, lập trình viên lên kế hoạch các bước của chương trình,quyết định bước nào để bao gồm vào và
sắp sếp trật tự chúng như thế nào. Bạn có thể lên kế hoạch giải pháp cho vấn đề theo nhiều cách. Hai
công cụ lên kế hoạch phổ biến nhất là flowcharts và pseudocode. Cả hai công cụ đòi hỏi viết các bước của
chương trình bằng tiếng Anh, rất giống như bạn lên kế hoạch một chuyến đi trên giấy trước khi
lên xe hay lên kế hoạch một bữa tiệc trước khi mua đồ ăn và gia vị.
Bạn có thể nghe thấy lập trình viên liên hệ lên kế hoạch một chương trình như phát triển một thuật
toán. Một thuật toán là một chuỗi các bước hay quy tắc bạn đi theo để giải quyết một vấn đề.
Ngoài flowcharts và pseudocode, lập trình viên sử dụng các công cụ khác nhau để giúp phát triển
chương trình. Một công cụ như vậy là IPO charts, cái xác định các nhiệm vụ đầu vào, xử lí và đầu
ra. Một vài lập trình viên hướng đối tượng cũng dùng TOE charts, cái liệt kê các nhiệm vụ, đối tượng
và sự kiện. Bạn có thể học về Story Boards và UML, những cái thường được sử dụng trong ứng dụng
tương tác, hướng đối tượng.
Lập trình viên không nên lo lắng về cú pháp của bất cứ ngôn ngữ lập trình cụ thể nào trong suốt
giai đoạn lên kế hoạch, mà nên tập trung vào định hình các chuỗi sự kiện đi từ đầu vào có sẵn
tới đầu ra mong muốn. Lên kế hoạch logic bao gồm nghĩ kĩ về tất cả giá trị dữ liệu có thể một
chương trình có thể gặp và bạn muốn chương trình xử lí mỗi kịch bản như thế nào.
Quá trình đi qua một logic chương trình trên giấy trước khi bạn thực sự viết một chương trình
được gọi là desk checking. Bạn sẽ học nhiều hơn lên kế hoạch logic xuyên suốt học phần này, trên
thực tế, học phần tập trung vào bước then chốt này một cách đặc biệt.